Điểm 48h: Novaland “khóc ròng” cầu cứu, nhà đất kêu ca vì corona

Dự án tập đoàn Novaland kêu cứu.

Novaland “khóc ròng” cầu cứu, nhà đất kêu ca vì corona và Đà Nẵng công bố bảng giá đất mới…là những nội dung chính trong điểm tin 48h của Mogi.

Sau lãi lớn, Novanland kêu gọi cầu cứu. Với danh thu sau thuế là 3.382 tỷ, Novaland đánh dấu năm 2019 thành công. Tuy nhiên mới đây, đại diện của Novaland phải phát đơn kêu cứu vì dự án nghìn tỷ.

Trong đơn cầu cứu, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) cho biết những khó khăn ở dự án 32,224 ha ở Bình Khánh, quận 2, TP HCM đang khiến công ty kiệt sức.

Dự án Khu Dân cư Bình Khánh (diện tích 30,224 ha tại quận 2, TP HCM) do Công Ty TNHH Phát Triển Quốc Tế Thế Kỷ 21 – là công ty thành viên của Tập đoàn Novaland – làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát chung của Thủ Thiêm, quận 2, dự án Bình Khánh cũng như các dự án bất động sản khác bị rà soát kéo dài dẫn đến chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả, đặc biệt là phát sinh chi phí vốn cho đầu tư, xây dựng…

Trong văn bản, ông Nhơn đề xuất Bộ Xây dựng cho phép Novaland được tiếp tục thực hiện dự án 32,224 ha ở Bình Khánh, Quận 2, TP đã bị tạm dừng 2 năm nay vì vướng một số thủ tục pháp lý.

Nhà đất kêu la vì virus corona. Đầu năm 2020, thị trường bất động sản hy vọng có bước khởi đầu thuận lợi. Tuy nhiên, với dịch bệnh corona hiện tại, rất khó để hy vọng bước chạy đà suôn sẻ.

Cụ thể, một Giám đốc sàn bất động sản tại quận Bình Thanh – TP.HCM  cho biết theo kế hoạch, sàn của anh sẽ hoạt động trở lại từ ngày Mùng 8 Tết âm lịch. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh corona đã làm đảo lộn mọi kế hoạch. Hiện tại, nhiều môi giới được cho làm việc ở nhà, số khác thì xin về quê tiếp tục “nghỉ tết” vì khách hàng cũng hạn chế gặp mặt.

“Đặc thù của nghề môi giới là gặp mặt trực tiếp, tổ chức bán hàng tập trung đông người, nhưng trong tình thế hiện nay thì rất khó khăn,” vị này cho biết.

Không chỉ riêng công ty này, nhiều sàn giao dịch và công ty môi giới trên địa bàn thành phố cũng chưa có dấu hiệu mở cửa trở lại vì lo ngại dịch bệnh khiến khách hàng ngại ra ngoài tiếp xúc.

Mới đây, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương, du lịch là ngành dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Trong những tuần qua, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng, không chỉ từ các nhóm khách đoàn, khách công tác mà cả các đối tượng khách lẻ.

Đầu năm, giá nhà tăng giá theo diện rộng. Theo báo cáo của CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo biến động giá căn hộ năm 2019 có những biến động mạnh. Theo đó, hiện tượng tăng giá đồng loạt từ khu Đông đến khu Nam TP HCM trên cả thị trường sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) lẫn thị trường thứ cấp (mua đi bán lại).

Mức tăng giá căn hộ trên thị trường sơ cấp có đặc điểm chung là không vượt quá biên độ 25%. Tại các khu vực chính như quận 1 và quận 4 tăng giá 10-15%. Các địa bàn thuộc khu Đông, quận 2 như Thủ Thiêm, tăng giá 18-23%, khu An Phú tăng 15-20%, Thảo Điền (quận 2) tăng giá 10-15%. Riêng địa bàn kết nối giữa khu Đông với khu trung tâm là quận Bình Thạnh ghi nhận giá căn hộ tăng 14-18%.

Tại khu Nam, quận 7, phường Tân Thuận Tây tăng 7-10%, Phú Mỹ Hưng tăng 8-12%, Phú Thuận tăng 13-17%. Trong khi đó, huyện Nhà Bè ghi nhận mức tăng giá bất động sản trên thị trường sơ cấp 9-13%.

Trong khi đó, trên thị trường thứ cấp, giá bất động sản biến động mạnh hơn thị trường sơ cấp. Tại khu Thủ Thiêm, quận 2, giá chung cư được mua đi bán lại tăng phổ biến ở biên độ 36% trở lên, căn hộ hoàn thiện tại khu vực quận Bình Thạnh giao dịch sang tay tăng giá 10-35%, tại Thảo Điền mức dao động lên đến 20-65%. Cũng thuộc trục đô thị phía Đông TP HCM, giá bất động sản Thạnh Mỹ Lợi tăng 15-30% còn tại khu An Phú, mức tăng là 20-40%.

Chật đất, văn phòng cho thuê dịch chuyển ra vùng ven. Đúng như nhận định, Savills Việt Nam mới đây vừa công bố số liệu về tỷ lệ dịch vụ văn phòng cho thuê.  Năm 2020, dự kiến nguồn cung văn phòng mới gia nhập thị trường có đến 76% nằm ngoài trung tâm.

Năm 2020, dự kiến có một lượng nguồn cung lớn sẽ gia nhập thị trường chủ yếu đến từ các văn phòng hạng B và hạng C tại các khu vực ngoài trung tâm, con số này sẽ xấp xỉ 357.000 m2, chiếm khoảng 76%. Giá thuê toàn thị trường vẫn trên đà tăng, đặc biệt là văn phòng cao cấp, hạng A có lợi thế tăng giá nhiều hơn do nguồn cung phân khúc này còn hạn chế.

Tỷ lệ lấp đầy đạt trên 96%, cùng với giá thuê liên tục tăng trong năm 2019 khiến văn phòng cho thuê tại TP HCM trở thành một trong những thị trường có sự phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực và trên thế giới 12 tháng qua.

Nguồn cung tiếp tục được bổ sung vào thị trường với sự ra mắt của hai tòa nhà hạng B và 8 tòa nhà hạng C, nâng tổng diện tích văn phòng cho thuê của quý vừa rồi lên hơn 101.000 m2. Đến cuối năm 2019, tổng nguồn cung văn phòng đã đạt hơn 2,1 triệu m2, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và 13% so với cuối năm 2018. Tuy nguồn cung hạn hẹp, song các tòa nhà hạng A lại có mức tăng trưởng tốt nhất về giá, tăng 9% lên mức 61 USD mỗi m2 một tháng.

“Lộ” 3 kênh đầu tư bất động sản lý tưởng trong năm 2020. Theo Tổng giám đốc Đại Phúc Land, trong năm 2020, thị trường bất động sản dù còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những kênh đầu tư lý tưởng.

Đáng chú ý trong đó có nhà phố thương mại. Loại hình này thuộc nhóm bất động sản liền thổ, nhà phố thương mại bao gồm cả nhà phố mặt tiền khu trung tâm hiện hữu, nhà phố dự án nằm trên các trục đường chính hoặc shophouse. Những tài sản này thường tọa lạc tại vị trí cửa ngõ đi vào thành phố hoặc nơi có mật độ dân cư đông đúc hay đang hình thành cộng đồng doanh nghiệp quy mô lớn.

Kế đến văn phòng chia sẻ. Đầu tư và kinh doanh văn phòng linh hoạt hay còn gọi là văn phòng chia sẻ (co-working) ban đầu chỉ mới xuất hiện ở trung tâm TP HCM (quận 1, 3) nhưng càng về cuối năm 2019, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven Sài Gòn dần tăng lên. Hiện các không gian làm việc linh hoạt đã lộ diện tại quận 2, tức là có lộ trình dịch chuyển về khu Đông TP HCM, tọa lạc tại khối đế của các dự án chung cư cao tầng. Làn sóng này xuất hiện mạnh mẽ trong 6 tháng gần đây và chưa có dấu hiệu dừng lại trong năm 2020.

Và cuối cùng, là bất động sản công nghiệp. Nhiều nhà đầu tư đang săn lùng quỹ đất kế cận Sài Gòn hoặc các khu công nghiệp thuộc vùng TP HCM để mở rộng đầu tư khu công nghiệp cho thuê trong năm 2020. Mặc dù đây là kênh đầu tư hấp dẫn với nhu cầu của khách thuê cực lớn, thách thức đang đặt ra là cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các khu, cụm công nghiệp. Do đó, nhà đầu tư vào kênh bất động sản này cần tính toán đến tốc độ kết nối hạ tầng, thậm chí là dự trù kinh phí đầu tư cho hạ tầng, trước khi chọn mặt gửi vàng.

Đà Nẵng công bố khung giá đất mới. Ảnh minh họa.

Đà Nẵng đề xuất bảng giá đất mới. Ngày 6/2/2020, Sở TN&MT Đà Nẵng đã công bố lại dự thảo quy định của UBND TP Đà Nẵng về giá các loại đất trên địa bàn TP giai đoạn 2020 – 2024, có những điều chỉnh so với dự thảo trình kỳ họp HĐND TP cuối năm 2019.

Theo đó, dự thảo lần này về bảng giá các loại đất trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2020 – 2024 được xây dựng căn cứ theo Khung giá đất quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019. Giá đất trong bảng giá đất đối với đất sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 (bảy mươi) năm. Dự thảo mới cho thấy, đề xuất giá đất ở cao nhất tại Đà Nẵng trong 5 năm tới vẫn là mức 98,8 triệu đồng như hiện nay.

Nguyên do là chưa đủ cơ sở pháp lý, do tại thời điểm diễn ra kỳ họp cuối năm 2019 của HĐND TP Đà Nẵng thì Chính phủ chưa ban hành Khung giá đất áp dụng cho giai đoạn 2020 – 2024 để thay thế Nghị định 104/2014/NĐ-CP. Đồng thời HĐND TP Đà Nẵng cũng lo ngại mức giá đất quá cao sẽ tác động tiêu cực đến vấn đề thu hút đầu tư, môi trường đầu tư kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đất đai của người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở.

Mogi (tổng hợp)

NHÀ ĐẤT BÁN | CHO THUÊ NHÀ
Tìm kiếm bất động sản, nhà đất cần bán và cho thuê tại Mogi.vn
Chia sẻ